Những tác dụng kỳ diệu của âm nhạc đối với trẻ nhỏ

Ngày nay, xã hội hiện đại ngày một phát triển kéo theo sự phát triển về nhận thức giáo dục, âm nhạc dần được quan tâm nhiều hơn bởi ngoài vai trò thể hiện tính giải trí, nghệ thuật và triết lý, âm nhạc còn hỗ trợ phát triển trí não, gia tăng hiệu quả học tập.

Những tác dụng kỳ diệu của âm nhạc đối với trẻ nhỏ

Học nhạc không chỉ dành cho những người có đam mê theo đuổi nghệ thuật, muốn trở thành những nghệ sĩ nổi tiếng mà học nhạc là dành cho tất cả đối tượng muốn phát triển toàn diện hướng đến những thành công trong tương lai. Bất kể bạn là ai, tiếp cận âm nhạc với mục đích gì, chúng tôi tin chắc rằng âm nhạc sẽ mang lại cho bạn giá trị tương xứng với công sức mà bạn dành ra cho nó.

Âm nhạc cũng được xem là một dạng ngôn ngữ quốc tế. Tất cả mọi người đều có thể thưởng thức  và hiểu được âm nhạc, cho dù bạn là ai, bạn ở đâu và bạn làm nghề gì. Đối với trẻ em, âm nhạc đem lại rất nhiều thứ hữu ích. Theo Tiến sĩ Carista Luminare-Rosen – Nhà sáng lập và quản lý The Center for Creative Parenting ở Marin và Sonoma, bang California): “Trẻ trước khi sinh 3 tuần có thể nghe, cảm nhận, nhớ, nếm và suy nghĩ”

Đúng vậy, thời điểm thích hợp để tiếp xúc với âm nhạc đó là từ khi còn trong bụng mẹ, các bạn nên cho trẻ nghe nhạc nhẹ hoặc nhạc cổ điển. Từ lúc sinh ra cho đến khoảng 3 tuổi, hãy duy trì việc nghe nhạc đó cùng với những hình thức hỗ trợ khác như hát hoặc chơi nhạc cụ cho trẻ nghe, lắc lư hoặc cho trẻ nhảy theo điệu nhạc trong lúc đang bế trẻ. Những việc làm trông có vẻ đơn giản này thực tế hỗ trợ trẻ phát triển rất nhiều về khả năng cảm nhận nhịp điệu và cao độ vừa có thể kích thích não bộ phát triển vừa giúp con bạn có sự gần gũi hơn với âm nhạc.

Và các nhà khoa học đã cung cấp 12 lí do giải thích tại sao âm nhạc lại đem đến nhiều điều kì diệu cho trẻ em.

1. Giảm đau và giảm căng thẳng ở trẻ sinh non: 

Một nghiên cứu vừa khẳng định, chơi nhạc giúp trẻ sinh non đỡ cảm thấy đau và làm giảm sự căng thẳng của bé.
Những loại âm nhạc mà trẻ nghe là những giai điệu như khúc hát ru của mẹ, những bài hát mẫu giáo hoặc nhạc cổ điển. Âm thanh giúp cho nồng độ oxygen trong máu được tăng lên, do đó, tim cũng đập mạnh hơn vì thể trạng của bé sinh non rất yếu. Trẻ cảm thấy đỡ đau, đỡ khó chịu hơn khi nghe thấy những âm thanh êm dịu.
Nghe nhạc có thể giúp cho tim của trẻ đập và giúp chúng thở một cách dễ dàng

2. Âm nhạc giúp trẻ tăng cân...

Lợi ích của việc chơi nhạc bao gồm, giúp làm bố mẹ và bé trở nên điềm đạm và hiền hòa hơn, sự lấy lại cân nặng một cách nhanh chóng và làm giảm thời gian ở bệnh viện.
Tiến sỹ Manoj Kumar, đến từ trường đại học Alberta ở Canada, người dẫn đầu thí nghiệm nói: 'Có nhiều bằng chứng sơ bộ cho thấy, âm nhạc có thể tạo ra nhiều tác dụng tích cực lên trẻ sinh non. Nó làm giảm thiểu những đau đớn khó chịu mà trẻ gặp phải. Âm nhạc cũng kích thích trẻ ăn nhiều hơn, vì thế mà cân nặng được tăng lên".

3. Âm nhạc giúp giảm căng thẳng ở trong gia đình.

Tiến sỹ còn nói thêm rằng, âm nhạc cũng có thể làm giảm đi những chi phí về chăm sóc và thuốc thang cho gia đình.
Những kết luận mới này được dựa trên thí nghiệm tiến hành từ năm 1989 đến năm 2006.

4. Tăng cường năng lực trí não


Bạn muốn con bạn phát triển trí thông minh? Âm nhạc có thể làm được điều đó! Chuyên gia âm nhạc Meredith Levande giải thích “ Ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra được mối quan hệ mât thiết giữa kết quả học tập với việc yêu thích âm nhạc. Âm nhạc giúp kích thích những phần liên quan đến phần đọc hiểu, toán học và phát triển tình cảm trong bộ não con người”.

5. Giúp cải thiện trí nhớ

Ông Maestro Eduardo Marturet, một nhà soạn nhạc và cũng là giám đốc âm nhạc của Miami Symphony Orchestra dẫn chứng thêm “ Nhiều nghiên cứu gần đây còn phát hiện ra rằng chơi nhạc từ khi còn nhỏ sẽ giúp cải thiện trí nhớ và học lực của trẻ bằng cách kích thích sự phát triển các vùng khác nhau trong bộ não.

6. Giúp cải thiện mối quan hệ xã hội


Học một loại nhạc cụ giúp trẻ thoát khỏi vỏ bọc của chính mình. Những trẻ tham gia vào một nhóm hoặc một ban nhạc sẽ học hỏi được các kĩ năng quan trọng trong cuộc sống, ví dụ như: làm thế nào để kết nối với mọi người, kĩ năng làm việc theo nhóm cũng như kĩ năng lãnh đạo.

7. Xây dựng sự tự tin

Nếu như bạn muốn con mình trở nên tự tin hơn thì hãy cho con học nhạc ngay từ khi còn nhỏ. Cô Elizabeth Dotson-Westphalen – một giáo viên dạy nhạc cho hay “ Nhiều trẻ khi tham gia học nhạc chia sẻ với tôi rằng chúng cảm thấy rằng mình có thể tự phát triển sự tự tin cho bản thân mình. Và theo thời gian, càng ngày chúng càng cảm thấy tự tin hơn.”

8. Rèn luyện tính kiên nhẫn


Trong những buổi biểu diễn với ban nhạc hay một dàn nhạc, trẻ sẽ phải đợi đến lượt mình biểu diễn. Điều này vô hình chung đã dạy cho trẻ đức tính biết chờ đợi, kiên nhẫn.

9. Giúp trẻ kết nối

Âm nhạc có thể là một chiếc cầu nối giúp trẻ kết nối với mọi người xung quanh. Nhà tâm lý học chuyên về âm nhạc  Michael Jolkovski cho hay “Âm nhạc có thể giúp trẻ giải tỏa được những lo lắng trong cuộc sống. Không giống với những thứ giải sầu như: ăn uống, uống rượu xem TV hay lướt web, âm nhạc là một phương pháp giải sầu nhờ có sự kết nối với mọi người”.

10. Là phương pháp học tập không nhừng nghỉ

Đối với âm nhạc cần phải “học, học nữa, học mãi”. Kiến thức âm nhạc là vô tận và luôn luôn phải tìm tòi, học hỏi.

11. Là hình thức để thể hiện mình

Con người dùng rất nhiều cách để thể hiện chính. Đối với trẻ em thì sao?Làm thế nào để trẻ có thể thể hiện được cá tính của mình? Một cách thú vị nhất, đấy chính là âm nhạc. Âm nhạc đem đến cho mọi người niềm vui, giúp mọi người bày tỏ những sắc thái tình cảm khác nhau trong cuộc sống.

12. Thúc đẩy tính sáng tạo


Trên tất cả, âm nhạc khuyến khích trẻ phát huy tính sáng tạo. Sự sáng tạo rất tốt cho tâm trí, cơ thể và cả cho tâm hồn trẻ.

No comments:

Post a Comment